ĐƯỢC CỨU BỞI ÂN ĐIỂN

Danh mục: Sự Cứu Rỗi
Danh sách yêu thích Chia sẻ
Chia sẻ khóa học
Trang liên kết
Chia sẻ trên mạng xã hội

Giới thiệu về khóa học

Ngay từ ban đầu của sự nghiệp dạy dỗ của tôi tại Trường Kinh Thánh Cincinnati (mùa thu 1967), tôi đã dạy một lớp thạc sĩ về tín lý của ân điển. Hai năm đầu tiên, nó được gọi là “Theology New Testament,” (Thần Học Tân Ước) vì Hiệu trưởng Lewis Foster muốn tôi dạy một lớp về chủ đề này. Tôi đã hỏi ông là ông muốn tôi triển khai chủ đề như thế nào, và ông đã nói rằng, “Theo bất cứ cách nào mà anh thích.” (Cảm ơn!) Vì vậy tôi quyết định dạy các khái niệm về ân điển mà đang được hình thành trong tâm trí của tôi hơn năm năm quý giá, và tôi đã trình bày tài liệu này theo cách triển khai ý tưởng của Phao-lô trong Rô-ma 1 đến 8. Tôi sớm thay đổi tên của lớp học chỉ đơn giản thành “Tín lý về Ân Điển.”

Trải qua 49 năm dạy dỗ của tôi tại Trường Kinh Thánh Cincinnati (giờ là Trường Đại Học Christian Cincinnati), tôi đã dạy “Tín lý về Ân điển” ít nhất 80 lần, cho gần 2000 sinh viên, suốt thời gian đó để tinh lọc và mở rộng nội dung.

Sách đầu tiên của tôi về ân điển được xuất bản vào năm 1976. Vào thời điểm đó, Standard Publishing (SP) (nhà xuất bản Tiêu chuẩn) đang sản xuất một cuốn sách nhỏ về các bài nghiên cứu Kinh Thánh mỗi quý như một sự thay thế luân phiên cho đến các tạp chí bài học thường xuyên xuất bản định kỳ ba tháng được sử dụng bởi rất nhiều Hội Thánh. Những cuốn sách nhỏ này đi theo các nội dung của Sunday School Lesson Scripture (bài học Kinh Thánh ngày chủ nhật) được sử dụng bởi các tạp chí theo quý định kỳ. (Các nội dung này đã và vẫn được chọn lọc bởi một ủy ban thường trực của Hội Đồng quốc gia của các Hội Thánh). Tôi rất vui được nhận lời mời từ SP để viết một trong những cuốn sách này cho một quý kế tiếp.

Điều không may về việc này đó là tôi không có sự chọn lựa nào về sự chọn lọc hay trật tự của các chủ đề được bao hàm. Dù vậy, điều tốt  đó là đề tài xoay quanh nó các chủ đề được chọn là sự cứu rỗi bởi ân điển! Vì vậy tôi vui vẻ chấp nhận lời mời để viết cuốn sách. Mỗi chương là một bài luận trên tầm quan trọng chung của chủ đề tuần đó, và không phải là cách giải thích từng câu một của chủ đề. Cách đó tôi có thể bao hàm hầu hết các đề tài ân điển chung, mặc dù không có trong một trật tự có hệ thống.

Cuốn sách nhỏ đó (96 trang, 1,95$) được cho tựa đề, Being Good Enough isn’t good Enough (Tốt đủ là chưa đủ tốt). Tôi đã không đi đến tựa đề đó, nhưng tôi nghĩ nó nghe có vẻ khá “lôi cuốn.” (Sau này tôi nhận ra rằng câu nói này thực sự là không có thật. Nếu một người có thể “đủ tốt,” thì sẽ là “đủ tốt” bởi định nghĩa. Vấn đề đó là không có ai CÓ THỂ đủ tốt để được cứu). Khi nguồn tiếp tế của SP cạn kiệt, College Press (CP) đã đồng ý để xuất bản cuốn sách như 13 Bài Học về Ân điển (1998, 103 trang). Nó vẫn còn có hiện nay dưới tựa đề đó qua Wipf và Stock Publishers (Eugene, OR, 2001).

Trải qua nhiều năm, các ý tưởng đang triển khai của tôi về ân điển xuất hiện trong các phần của các sách khác, đặc biệt là những sách này: What the Bible says about God the Redeemer (Kinh Thánh nói gì về Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Chuộc, CP, 1987), Baptism: A Biblical Study ( Phép Báp-têm: Một Nghiên Cứu về Kinh Thánh,CP, 1989), Sách bình luận của College Press NIV, sách Rô-ma (cuốn 2, 1996, 1998), và The Faith Once for All (Đức tin một lần cho tất cả, CP, 2002). Sau đó tôt quyết định xuất bản một nghiên cứu thần học bao hàm toàn diện về ân điển, bám theo đề cương và nội dung mà tôi đang sử dụng cho lớp Kinh Thánh của mình. Kết qua là Set Free! What the Bible says about Grace (Được Tự do! Kinh Thánh nói gì để Ân điển), được xuất bản bởi CP năm 2009 (401 trang). Đây là công việc cuối cùng của tôi về chủ đề này.

Suốt thời gian mà tôi đang dạy và viết về ân điển với một cấp độ lý thuyết không ít thì nhiều, tôi dạy dỗ khắp mọi nơi về nó trong các Hội Thánh địa phương và các lớp học Kinh Thánh theo vùng. Theo dạng gặp gỡ đó, tôi phát triển một loạt các bài học mà tôi đã sử dụng hàng chục lần (mà vẫn còn đang sử dụng), chỉ để giúp mọi người trong các Hội Thánh hiểu được bản chất của sự cứu rỗi của họ. Cuốn sách nhỏ này trong tay bạn bây giờ chứa đựng ý chính của các bài học này, cùng với một vài tài liệu khác. Tôi bây giờ sẽ giải thích những gì được bao gồm ở đây.

Phần một của sách này là một loạt mười bài học mà tôi gọi là “Grace Distinctions” (Những điểm khác biệt của ân điển). Cách miêu tả này có từ 60 năm nghiên cứu và dạy dỗ thần học của tôi, trong suốt thời gian đó tôi đã có suy nghĩ về thần học như là “nghệ thuật tạo nên các sự khác biệt.” Tôi đặc biệt tìm thấy một sự hiểu biết chính xác về ân điển đòi hỏi việc đưa ra một vài điểm khác biệt rất quan trọng. Khi tôi đang dạy về ân điển trong lớp Kinh Thánh, tôi đã đi đến điểm nơi mà các bài thuyết trình ban đầu của tôi cho lớp học là một sự trình bày về những điểm khác biệt này. Mười bài học trong phần đầu tiên của sách này được định để nêu ra tài liệu này. Thỉnh thoảng các ý tưởng tương tự sẽ xuất hiện lại trong phần hai.

Phần chính của cuốn sách này là phần hai (“Ân điển đã được làm trọn và được áp dụng rồi”), nó là một loạt gồm 14 bài mà trên đó nó có nghĩa là “được cứu bởi ân điển”. Các bài học này được trình bày theo một hình thức đơn giản và có trật tự mà tôi hy vọng có thể được hiểu bởi bất cứ ai: các tín đồ Đấng Christ tương lai, các tín đồ Đấng Christ mới, các tín đồ Đấng Christ dày dạn. Các bài học này có thể được sử dụng cho các mục đích truyền giáo, cho các nhóm nghiên cứu nhỏ, cho các lời cầu nguyện cá nhân, hay cho các ý tưởng về bài giảng. (Tôi có giới thiệu với các thầy giáo, những người rao giảng, và các người lãnh đạo nhóm sử dụng nó cho các mục đích như vậy cũng sử dụng và nghiên cứu tập lớn hơn được nhắc đến ở trên, Set Free!, sử dụng bảng mục lục và bảng liệt kê để tìm những sự trình bày bao quát hơn của các chủ đề được đưa ra theo hình thức vắn tắt hơn trong cuốn sách nhỏ này.)

Mục đích lời cầu nguyện của tôi là đây: Nguyện Đức Chúa Trời sử dụng cuốn sách nhỏ này (qua bạn, đọc giả) để với tới mọi người với lời nhắn về ân điển của Ngài, và để dẫn dắt họ đến với một sự hiểu biết dư dật và sâu sắc hơn về “sự chắc chắn được ban phước” của sự cứu rỗi.

JACK COTTRELL – SEPTEMBER 2017

Hiển thị thêm

Nội dung khóa học

PHẦN MỘT – CÁC ĐIỂM KHÁC BIỆT CỦA ÂN ĐIỂN

  • 1. ĐỨC CHÚA TRỜI NHƯ LÀ ĐẤNG TẠO DỰNG VÀ ĐỨC CHÚA TRỜI NHƯ LÀ ĐẤNG CỨU RỖI
    00:00
  • 2. CÁC BỘ LUẬT VÀ HỆ THỐNG LUẬT PHÁP
    00:00
  • 3. HỆ THỐNG LUẬT PHÁP VÀ HỆ THỐNG ÂN ĐIỂN
    00:00
  • 4. CÁC MẠNG LỆNH CỦA LUẬT PHÁP VÀ CÁC MẠNG LỆNH CỦA ÂN ĐIỂN
    00:00
  • 5. SỰ VÂNG PHỤC LUẬT PHÁP VÀ SỰ VÂNG PHỤC ÂN ĐIỂN
    00:00
  • 6. CÁC VIỆC LÀM BÌNH THƯỜNG VÀ CÁC VIỆC LÀM CỦA LUẬT PHÁP
    00:00
  • 7. CÁC MẠNG LỆNH CỦA LUẬT PHÁP VÀ CÁC HÌNH PHẠT CỦA LUẬT PHÁP
    00:00
  • 8. SỰ CÔNG BÌNH CÁ NHÂN VÀ SỰ CÔNG BÌNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI
    00:00
  • 9. SỰ CÔNG BÌNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI: PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC HOÀN HẢO CỦA NGÀI HAY SỰ BAN CHO CỦA NGÀI ĐẾN CÁC TỘI NHÂN?
    00:00
  • 10. CÁC MẠNG LỆNH CỦA LUẬT PHÁP ĐƯỢC ĐÁP ỨNG, HAY HÌNH PHẠT CỦA LUẬT PHÁP ĐƯỢC ĐÁP ỨNG?
    00:00

PHẦN HAI – ÂN ĐIỂN ĐƯỢC LÀM TRỌN VÀ ĐƯỢC ÁP DỤNG

Cảm nhận & Đánh giá từ Học viên

Chưa có đánh giá
Chưa có đánh giá

Want to receive push notifications for all major on-site activities?

Scroll to Top